
SGTT.VN - Mặc dù mới đang ở giai đoạn chuẩn bị cho công tác xây dựng nhưng dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đang được chờ đợi là cú hích, thúc vùng kinh tế phía Đông TP.HCM phát triển. Tuyến đường như là mảnh ghép cuối cũng gắn kết bốn tỉnh Long An, TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu bằng hệ thống đường cao tốc.
Điểm đầu của dự án là điểm giao giữa đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương và dự án đường vành đai 3 TP.HCM; điểm cuối là điểm giao với dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Ông Trần Xuân Sanh, tổng giám đốc tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam – chủ đầu tư dự án cho biết, dự án có tổng chiều dài là 57,8km; trong đó thuộc địa phận Long An 2,7km; địa phận TP.HCM 26,4km; Đồng Nai 28,7km. Công trình gồm 2 cây cầu lớn Bình Khánh (cầu dây văng vượt sông Soài Rạp) và cầu Phước Khánh (cầu dây văng vượt sông Lòng Tàu) tĩnh cao 55m, tĩnh ngang tối thiểu 242m; 9 cây cầu nhỏ vuột các con sông khác; 2 cầu cạn vượt qua khu dân cư; 3 cầu cạn kết hợp vượt sông rạch; 3 cầu vượt tuyến chính nút giao và 9 cống chui dân sinh.
Công trình được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 gồm 4 làn xe với chiếu rộng nền đường 27,5m; giai đoạn hoàn chỉnh gồm 8 làn xe với chiều rộng nền đường 42,5m, tốc độ thiết kế của đường 120km/h. Tổng mức đàu tư giai đoạn I là hơn 31.000 tỷ đồng. Hiện nay dự án đã lựa chọn được nhà thầu thiết kế kỹ thuật. Tiến độ thực hiện giai đọa một dự kiến từ 2012 đến 2017.
Theo ông Sanh, mục tiêu của dự án là nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội vung kinh tế trọng điểm phía Nam; đặc biệt là khu vực kinh tế Đông Nam Bộ; khai thác thế mạnh và phát triển kinh tế, thu hút đầu tư 2 du lịch của các tỉnh, TP. Long An, TP.HCM, Đồng Nai góp phần làm gảm áp lực giao thông trên QL 51, QL 1, giúp cho giao thông liên vùng Tây và phía Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP.HCM; giảm thiểu tai nạn giao thông; rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa; rút ngắn hành trình từ Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và ngược lại so với đi tuyến quốc lộ và tỉnh lộ hiện nay; từ đó thúc đẩy phát huy hiệu quả đầu tư các khu công nghiệp đang được đầu tư tại các tỉnh.
V.Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét